Trong in ấn và thiết kế thì màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng làm nên chất lượng, sự hài hòa, bắt mắt của bản in. Cần sử dụng hệ màu sao cho chuẩn nhất để bản in không bị lệch màu với thiết kế. Có 2 hệ màu phổ biến là CMYK và RGB. Mỗi hệ màu cũng có những đặc trưng và được dùng vào mục đích khác nhau. Vậy hệ màu CMYK là gì? Khác biệt giữa CMYK và RGB như thế nào? Cùng Sài Gòn Label tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK là gì?
CMYK là từ tiếng anh của cơ chế hệ màu trừ thường được sử dụng trong in ấn, gồm các màu sắc sau:
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) ** Không dùng ký tự B cho màu đen vì chữ B đã được dùng cho màu xanh (Blue). K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt.
Ba màu Cyan (xanh), Magenta (hồng), Yellow (vàng) là ba màu cơ bản để in. Khi chúng ta kết hợp 3 màu này lại với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ ra màu còn lại trong hệ màu CMYK là màu đen. Nguyên lý làm việc của hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng, màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Do đó, thay vì thêm độ sáng để có những màu khác nhau thì hệ màu CMYK sẽ loại trừ ánh sáng đi từ ánh sáng gốc là màu trắng để tạo thành màu sắc khác.
Ứng dụng của hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK được ứng dụng cho tất cả các sản phẩm thiết kế in ấn vì khả năng hiện thị màu trên chất liệu in chính xác hơn. Một số sản phẩm thiết kế sử dụng hệ màu CMYK: biển quảng cáo, áp phích, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, menu, các sản phẩm nhận diện thương hiệu như danh thiếp, in logo dán, profile,…
Các máy in hiện nay đều sử dụng bốn mực chính của hệ màu CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, nếu bạn muốn in sản phẩm thiết kế thì nên chọn chế độ màu CMYK. Một số định dạng tệp tốt nhất cho hệ màu này như: PDF, AI, EPS.
Hệ màu RGB
Hệ màu RGB là gì?
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, bao gồm các màu sau :
R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)
Đây cũng là màu được công nhận rộng rãi là 3 màu chính. Khi kết hợp 3 màu này lại với nhau chúng ta sẽ được màu trắng gốc. Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung. Các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc. Thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử như camera kỹ thuật số. Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.
Ứng dụng của hệ màu RGB?
Chế độ màu RGB được ứng dụng cho các thiết kế kỹ thuật số, thiết kế công nghệ số, các sản phẩm đồ họa cần hiển thị trên máy tính, smartphone, ipad, TV, máy ảnh,…
Một số sản phẩm thiết kế sử dụng hệ màu RGB như: Thiết kế web, icon, buttons, graphics, branding (bộ nhận diện thương hiệu online), online logos (logo hiển thị online), online ads (quảng cáo trực tuyến), social media (truyền thông mạng xã hội), visual content, video, digital graphics, infographics,…
Các định dạng tốt nhất cho hệ màu này như: JPEG, PSD, PNG, GIF. Ngoài ra, đối với hệ màu RGB bạn không nên định dạng các tệp như TIFF, EPS, PDF, IVF, BMP vì thường không tương thích với hầu hết các phần mềm và tốn dung lượng không cần thiết.
Khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB
Hệ màu CMYK và hệ màu RGB là 2 hệ màu phổ biến trong thiết kế và in ấn. Nếu không hiểu rõ về khái niệm và ứng dụng của hai hệ màu rất dễ gây nên tình trạng in bị lệch màu. Có thể tóm tắt sự khác biệt của hai hệ màu này như sau:
Hệ màu CMYK | Hệ màu RGB | |
Các màu cơ bản | Xanh lơ, hồng, vàng | Đỏ, xanh lá, xanh dương |
Cơ chế màu | Màu loại trừ | Màu bổ sung (màu cộng) |
Nguyên lý làm việc | Hấp thụ ánh sáng | Phát xạ ánh sáng |
Ứng dụng | Màu sắc trong in ấn | Màu sắc trong màn hình, máy tính, tivi, điện thoại,… |
Mỗi hệ màu đều có những đặc trưng riêng tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng như thế nào. Từ đó, bạn sẽ chọn hệ màu phù hợp nhất.
Sửa màu và cách chuyển đổi giữa hệ màu RGB và CMYK
Sửa màu
Các thiết bị in ấn điện tử hiện nay là thiết bị hỗ trợ hệ màu CMYK. Vì vậy nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in đều cần phải được chuyển đổi sang hệ màu này. Khi các định dạng khác hệ màu CMYK được chuyển tới thiết bị in ấn thì cần phải sửa màu. Các chế độ sửa chữa màu khác nhau có thể được sử dụng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến.
Có một số thiết lập để sửa màu, tạo ra một sự mềm dẻo trong việc chọn lựa dạng sửa chữa màu được sử dụng để in một số dữ liệu nào đó. Cụ thể là: tự động, chói, tắt, CMYK, hiển thị, đen trắng và phác thảo 2 màu.
Cách chuyển đổi giữa hệ màu RGB và CMYK
– Trong Photoshop: Vào Edit > Convert to Profile. Tại hộp thoại, bạn sử dụng menu thả xuống để chọn chế độ màu mong muốn.
– Trong Illustrator: Vào Edit > Edit Colors và chọn chế độ màu mà bạn muốn chuyển đổi.
Dù có thể chuyển đổi các hệ màu qua lại nhưng cơ chế màu của hai hệ màu này hoàn toàn khác nhau vì vậy khó tránh khỏi tình trạng lệch màu. Kết quả nhận được có thể tối hơn hoặc sản hơn bản gốc. Vì vậy, trước khi thiết kế tem nhãn bạn nên lựa chọn màu phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng ngay từ ban đầu nhé.
Bài viết vừa cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến hệ màu CMYK là gì? Khác biệt giữa CMYK và RGB cùng những lưu ý cần thiết khi sử dụng hai hệ màu này. Hi vọng những thông tin sẽ giúp các bạn có những sản phẩm thiết kế cũng như in ấn chất lượng, đúng hệ màu nhé. Sài Gòn Label luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng để đem đến những sản phẩm đẹp và chuẩn màu nhất!